Th.S Trần Minh Ngọc xuất bản cuốn sách mới về Mô Phỏng Năng Lượng trong công trình theo chứng nhận LEED & LOTUS

Bia Mpnl
Z4528498979621_e0fae87b37718014ee57b47cf41e1603
Z4528498973568_d1c24c4013bc8201064db6291d2a5f9a

Ngành xây dựng tại Việt Nam đang chiếm một lượng tiêu thụ năng lượng và khí thải carbon đáng kể trong khi chi phí vận hành và thiết kế hệ thống chưa được tối ưu một cách đúng mức. Việc thiết kế và vận hành thực tế vẫn đang có những khoảng cách nhất định để từ đó, công trình xây dựng liên tục cải tạo nhằm đáp ứng nhu cầu hợp lý hơn của Chủ đầu tư hoặc người thuê và gây lãng phí thêm tài chính, tăng phát thải carbon.

Để đánh giá đúng tiêu thụ năng lượng cần có hai yếu tố. Đầu tiên là các tải đặc biệt cần được xác đinh sớm như thiết bị và không gian đặc thù chẳng hạn thang máy, thang cuốn, nhà bếp, phòng IT,… Thứ hai là cần đội ngũ thiết kế xác định đúng tải, đội ngũ vận hành bảo trì làm việc hiệu quả, cũng như người trong công trình nắm bắt được cách vận hành để mang lại hiệu quả tiêu thụ năng lượng.

Các tính toán về công suất điện tiêu thụ cho hệ thống hiện được phụ trách bởi các kỹ sư độc lập như hệ thống điện-chiếu sáng do kỹ sư điện thực hiện, hệ HVAC do kỹ sư HVAC thực hiện, hệ nước nóng và cấp thoát nước do kỹ sư nước thực hiện. Các kỹ sư làm việc theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn hiện hành, làm việc độc lập hoặc phối hợp giữa kỹ sư điện để cấp nguồn cho thiết bị cơ khí ở mức độ tính toán thủ công, phối hợp va chạm giữa các hệ.

Trong các tính toán nhiệt động cho công trình, các kết quả chủ yếu đưa ra tính toán tải nhiệt dựa trên các điều kiện cơ bản theo các quy định của Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành nhằm đưa ra kết quả cơ sở (baseline) và từ đó chọn các hệ thống HVAC theo kinh nghiệm của từng đơn vị thiết kế và/hoặc thi công.

Khi chủ đầu tư cần so sánh phương án hiệu quả năng lượng của cả hệ thống MEP, việc tính toán mang tính sơ bộ và độc lập hoặc nếu kết hợp thì ở mức cơ bản. Các phương án so sánh dừng ở mức giữa đề xuất nào đó mà chưa có một hệ thống quy định chuẩn cơ sở.

Các công cụ đánh giá công trình xanh khi tiếp cận dự án luôn cần viện dẫn vào luật hiện hành. Chẳng hạn như LEED dựa vào ASHRAE 90.1, LOTUS dựa vào QCVN 09: 2017/BXD và thêm các quy chuẩn khác.

Các phần mềm để tích hợp hệ thống đánh giá về năng lượng chưa được sử dụng nhiều ở Việt Nam cũng là một rào cản để các kỹ sư có cơ hội phối hợp cùng trên một mô hình thiết kế.

Trong khi các Chính phủ vẫn đang bàn luận về chính sách liên quan tới tiêu thụ điện từ các nguồn khác nhau trong tương lai cũng như xây dựng luật cho tòa nhà hướng tới Net Zero Carbon thì nhóm tác giả tin rằng cuốn sách nhỏ này có thể hỗ trợ trực tiếp độc giả thiết xây dựng mô hình năng lượng cơ sở một cách cụ thể để từ đó kiểm tra thiết kế hoặc thiết kế cải tạo để đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng.

Nhóm tác giả tập hợp và đưa ra các diễn giải liên quan tới Phụ lục G, ASHRAE 90.1-2010 và Phụ lục D, Hướng dẫn mô phỏng hiệu quả năng lượng của LOTUS để giúp một phần nào cho các nhóm dự án thiết lập và mô phỏng năng lượng theo cơ sở một cách hiệu quả nhất.

Tài liệu biên soạn có thể vẫn còn nhiều thiếu sót, mong độc giả lượng thứ và gửi phản hồi giúp tới địa chỉ:

sinhkhoivietnam@gmail.com