Tổng quan hệ thống chứng nhận LEED

Chứng nhận LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) là bộ chuẩn công trình xanh của Mỹ, được ban hành bởi USGBC – US Green Building Council. Đây có thể coi là bộ chuẩn phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Tuy ra không phải là tiêu chuẩn xuất hiện đầu tiên, nhưng với việc thương mại hoá và cho phép đánh giá và chứng nhận các tòa nhà bên ngoài nước Mỹ, nó đã nhanh chóng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi.

Phân loại chứng nhận LEED

LEED có các công cụ đánh giá áp dụng cho các nhóm công trình khác nhau. Cụ thể:

Phan-loai-chung-nhan-leed
Phan-loai-chung-nhan-leed

LEED BD+C (Building Design and Construction) áp dụng cho dự án xây mới hoặc cải tạo lớn.
LEED ID+C (Interior Design and Construction) áp dụng cho các dự án hoàn thiện nội thất thương mại (văn phòng, bán lẻ, …)
LEED O+M (Building Operations and Maintenance) áp dụng cho các công trình đang vận hành
LEED ND (Neighborhood Development) áp dụng cho các dự án khu đô thị, khu phức hợp…
LEED Homes áp dụng cho các dự án nhà ở đơn lẻ, hoặc các dự án chung cư, nhà ở thấp tầng

Thang điểm tiêu chuẩn LEED

LEED cấp giấy chứng nhận cho các dự án xây dựng có chất lượng đáp ứng được các yêu cầu. Thang điểm xếp hạng tiêu chuẩn LEED cho các công trình mới và đại trùng tu cụ thể như sau:

– Đạt 40 – 49 điểm: Chứng nhận Certified

– Đạt 50 – 59 điểm: Chứng nhận Bạc (Silver)

– Đạt 60 – 79 điểm: Chứng nhận Vàng (Gold)

– Từ 80 điểm trở lên: Chứng nhận Bạch Kim (Platinum)

Leed-la
Leed-la

Tiêu chí để chấm điểm LEED

Tiêu chí

 Điểm số

Khả năng giảm tiêu thụ năng lượng / Energy & Atmosphere (EA) 35 điểm
Dự án tận dụng nguồn nước hiệu quả / Water Efficiency (WE) 10 điểm
Có vị trí và kết nối giao thông / Location and Transportation 26 điểm
Sử dụng nguyên vật liệu / Material & Resources  (MR) 14 điểm
Đảm bảo chất lượng môi trường sống trong nhà / Indoor Environment Quanlity (IE) 14 điểm
Tính sáng tạo trong thiết kế / Innovation & Design (ID) 06 điểm
Môi trường phát triển bền vững / Sustainable Sites (SS) 04 điểm